Winning Mentality Must Be At Strategy/Planning Stage! Not Just Execution
Cách đây 5 tháng, mục tiêu lớn nhất của mình kể từ khi bắt đầu làm eCommerce chỉ là làm được brand DTC nào đó đạt doanh số max $20M/năm. Đây là "giới hạn" trong tư duy của mình, mình cứ nghĩ việc đạt 9-figure, tức đạt tối thiểu $100M/năm là điều không tưởng, impossible! Với công ty tối đa 20 người càng không!
Cho đến khi mình tìm hiểu về neuroscience nói chung và growth mindset nói riêng, ứng dụng nó vào quản trị thì mình cũng biến việc học tập thành một thói quen hàng ngày, như không thể không đánh răng vậy. Rồi cả việc "ngộ" ra những thứ mình hàng ngày ra rả nói với các bạn trong công ty, về 100%, Winning Mentality, Teamwork.. rồi Flywheel và Value Chain của công ty đang được dần thành hình nhờ những bước đi của các bạn và mọi người... Cho đến thứ 7 tuần trước, khi các bạn đang họp nhóm. Mình nhận ra chữ "winning mentality" của mọi người còn đang hiểu ở mức độ còn ... rất nông. Chỉ từ một quan sát rất nhỏ, mọi người đặt chỉ tiêu daily input metrics, không biết vô tình hay cố ý hay khiêm tốn, có xu hướng cộng lại thấp hơn so với chỉ tiêu tổng của tuần/tháng.
Mình nhận ra các bạn chỉ hiểu đơn giản là làm 100% "công việc" mỗi ngày thôi là đủ. "Công việc" ở đây, tại sao được đưa vào trong ngoặc kép, khi được lập kế hoạch đã thực sự lập kế hoạch với mindset winning mentality chưa? Nếu dựa vào quan sát daily input metrics trong lúc họp tuần của mọi người thì mình thấy việc đó không đủ để đạt được 9-figure business. Rồi trong quá trình vận hành PATI, khi mình handover công việc cho mọi người, khi mọi người cảm thấy "quá tải". Mặc dù các bạn không bao giờ kêu ca không làm được, nhưng kể cả cấp BOD hay employees đều có xu hướng đưa ra các giải pháp có xu hướng "kéo lùi" như tuyển nhân viên intern/full-time/part-time theo tính chất mùa vụ. Đương nhiên, tất cả các phương án này đều bị mình GẠT PHĂNG. Thậm chí, mọi người còn bị một hoặc vài trận bully về mindset.
Thế là mình cho các bạn ngồi làm bài toán sau (Mọi người đọc bài toán chắc sẽ hiểu ha):
Bạn tính thử xem Growth Factor, nhân tố tăng trưởng x sẽ bằng bao nhiêu?
.
.
.
X = 0.68%. Quá nhỏ đúng không? Đấy là mức nỗ lực tối thiểu hàng ngày, nếu hiện tại bạn đang đạt được doanh số trung bình $30k/ngày để 2025 bạn đạt được mốc tối thiểu. Rồi từ mức tối thiểu của cả năm 2025 đó bạn sẽ đạt được $100M/năm.
Công thức rất dễ...về mặt toán học! Nhưng CỰC KỲ KHÓ về mặt THỰC THI. Không phải bạn cứ chăm chỉ làm việc, ban cứ lên Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads, Email marketing... là bạn có thể tăng trưởng.
Bạn muốn đạt được 9-figure status, bạn phải làm việc không chỉ chăm chỉ, mà còn phải thông minh hơn... MỖI NGÀY. Nó đến từ việc bạn tự phát triển bản thân mỗi ngày nhờ việc tự học, làm việc với winning mentality 100.68%, tiêu chuẩn 100% vs 99% cao hơn mỗi ngày, nhờ teamwork - đặt tiêu chuẩn cao hơn đối với đồng đội mình và yêu cầu việc đó ngược lại. Để từ đó, các bạn tự xây dựng & phát triển Flywheel của riêng mình, không một tổ chức/công ty nào giống các bạn. Là người dẫn dắt công ty, mình không chấp nhận bất cứ nhân sự nào, dù mới hay cũ, dù BOD hay nhân viên, dù nhiều năm kinh nghiệm hay mới ra trường... kéo lùi sự phát triển của công ty. Mình chấp nhận là bad dog - insulting leader, making f*cking toxic words everyday. Mình vẫn hay nói với các bạn "Nếu toxic environment ở nơi khác làm nhân viên không muốn làm thì toxic environment ở PATI làm nhân viên 1 là out, 2 là sinh tồn và phát triển mạnh mẽ. Lựa chọn là ở các bạn".
Nên là ở trạng thái hiện tại, PATI vẫn đang tuyển dụng mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở PATI tụi mình không chấp nhận bất cứ "mảnh ghép" hiện tại và tương lai kéo tụi mình đi ngang hoặc đi xuống. Cụ thể:
Không chấp nhận outsource agency rẻ tiền, trình độ kém. Nếu agency cầu thị, làm việc với PATI chắc chắn sẽ nâng cao trình độ và thái độ.
Không chấp nhận tuyển Intern gấp rút để vá việc mùa sale. Không đủ người thì đội ngũ hiện tại làm thêm giờ, tìm giải pháp automation. Nếu bạn là fresh, bạn phải rất cầu thị và bạn chỉ có 90 ngày để chứng minh sự cầu thị đó.
Không chấp nhận tuyển nhân sự cứng, có nhiều năm kinh nghiệm từ các corporate NHƯNG không open-mind, chịu thay đổi. Vì teamwork, các bạn ở PATI sẵn sàng ở lại đến đêm để giúp các bạn bắt nhịp và bạn có max 180 ngày để bắt nhịp cùng team making something BIG.
Vì những lý do đó, yêu cầu để vào được PATI thực sự khó. Không phải bạn giỏi ở corporate, có nhiều thành tựu là bạn có thể join được công ty. Bạn có thể vào top công ty ở Việt Nam, nhưng vào PATI thì thực sự không dễ. Vì ở top công ty có thể chỉ yêu cầu bạn excellent ở mindset, skillset, và toolset. Nhưng ở PATI, bạn cần phải/sẽ có cả 3 thứ trên và ... thể lực - physical set :v.Physical Practice là một trong những Good Behavior ở PATI.
Bạn có thể không thấy PATI chụp choẹt flexing nhiều về ba thứ thói quen thể dục phong trào. Vì ở PATI định nghĩa về Good Behaviors/Patterns như là "Identifying Bad Behaviors/Patterns & Breaking Them Down". VD: Có bạn ở công ty feedback "Em thấy mọi người chạy vài trăm mét rồi lại đi bộ nên em đề nghị mọi người chạy theo cặp", hay "Thay vì dồn hình phạt squat/chống đẩy/kéo xà cuối tuần làm vài nghìn cái thì mọi người chịu luôn hình phạt trước khi vào họp". Đại loại như vậy, mình lấy thể dục thể thao cho dễ hình dung.
Đặc biệt ở PATI đói hỏi bạn luôn luôn HUMBLE.
Bạn đọc thấy những gì mình share là cái tốt, cái xấu ở PATI. Nếu bạn thấy hợp thì liên hệ tụi mình.
P/S 1: Đây là bài share nhân dịp PATI Group chuẩn bị ra mắt Substack - Learn eCom with PATI Group, nơi không chỉ mình và nhân sự PATI bắt đầu chia sẻ những tài liệu học và làm được, vẫn đang chia sẻ nội bộ của công ty ra ngoài. P/S 2: Năm 2023 là năm nền tảng, năm mọi người học tất cả các thứ trên thế giới liên quan đến eCom. Cuối năm trung bình mỗi nhân viên ở PATI đều có ít nhất 1 mentor making 8-9 figure business ở mọi lĩnh vực.