Ứng dụng Growth Mindset vào quản lý và đào tạo
Đây là podcast đầu tiên mình nghe đến 3 lần. Podcast này là tổng hợp tất cả lessons learned của Andrew thông qua các buổi phỏng vấn với nhiều nhà khoa học và giáo sư về tâm lý học, toán học, xã hội học…
Có vài concepts mới trong podcast này về growth mindset topic, có thể áp dụng trong quản lý hoặc giáo dục con cái.
1. Neuroplasticity
Khả năng “co giãn” - stretching - về mặt tư duy của não trong việc thích nghi với trải nghiệm, cho phép con người có khả năng liên tục học hỏi và phát triển.
2. Định nghĩa về mindset
A mental frame or lens that selectively organizes and encodes information, simplifying the world and enabling us to make specific choices.
3. Stress as enhancing mindset
Stress có ảnh hưởng tốt với người có growth mindset vì họ nhìn mọi việc tích cực. Còn người fixed mindset sẽ nhìn mọi thứ tiêu cực (Lưu ý: Mỗi người đều có growth mindset và fixed mindset tùy vào lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, miễn mọi người tự quát sát và nhìn nhận bản thân để thay đổi từ fixed sang growth mindset là được.
4. Feedback được chia làm 2 dạng: Intelligence based feedback và Effort based feedback.
Concept này là concept hay nhất trong cả podcast này.
4.a. Intelligence based feedback được coi là feedback “dán nhãn”. Theo nghiên cứu, khi người lớn khen trẻ con hay ngươi khác là thông minh hay thiên tài, thì bản thân người được khen sẽ có xu hướng né tránh thử thách và tiếp tục đứng ở comfort zone để “an toàn” được khen là thông minh. Trẻ con/Người được khen chỉ có xu hướng chỉ lựa chọn những bài tập/vấn đề họ có khả năng giải/xử lý. Feedback dạng này hay tồn tại dưới dạng danh từ hay tính từ.
4.b. Effort based feedback được coi là feedback khuyến khích chấp nhận thử thách khó hơn. Dạng feedback này thiên về dạng động từ hay hành động, khuyến khích người nhận feedbacks try harder. Về lâu dài sẽ cải thiện được performance.
- Intelligence based feedback làm sai lệch thông tin. Thí nghiệm phỏng vấn chỉ ra, trẻ con được nhận nhiều Intelligence based feedback sẽ có xu hướng nói dối về khả năng của mình (ảo tưởng sức mạnh?), nói phét để được tiếp tục khen.
- Trẻ/người được nhận Intelligence based feedback có xu hướng tự nhận ít tasks và càng ngày perform càng tệ hơn so với trẻ/người nhận Effort based feedback, những người này sẽ có xu hướng tự nhận nhiều task, sẵn sàng đón nhận thử thách nhiều hơn.
- Việc khen thưởng dạng Intelligence based feedback là dạng feedback dán nhẫn, frame narrative - câu chuyện dẫn đến việc được khen, làm cho người được khen chủ quan, thiếu động lực phát triển. Cha mẹ hay quản lý nên nhấn mạnh vào nỗ lực, hành vi dẫn đến kết quả thay vì “dán nhãn”
- Với bản thân mỗi người, khi nhận được feedback từ người khác, nên thay đổi mindset từ nhìn nhận mình là người “thông minh” hay “thiên tài” sang việc nhìn nhận nỗ lực + hành vi cụ thể nào dẫn đến ết quả. Phân tích hành vi đó đã được tối ưu chưa. Có khả năng phát triển hơn nữa từ hành vi đó không. Do đó, việc tự quan sát + nhìn nhận bản thân quan trọng trong việc phát triển growth mindset. Và việc tập trung phân tích nỗ lực + hành vi này, ở góc độ rộng hơn, nếu được đóng gói thì có thể nhân rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó thì cá nhân này sẽ có thể giỏi nhiều lĩnh vực khác nhanh hơn.
- Trong khi Intelligence based feedback đa phần chỉ được khen sau khi cá nhân hoàn thành công việc, làm giảm chất lượng + hiệu quả công việc thì Effort based feedback đều có thể áp dụng trước và sau khi thực hiện task. Dẫn đến kết quả công việc tốt hơn.
5. TOOLS CHO BỐ MẸ + NHÀ QUẢN LÝ
Kết luận, là cha mẹ hay nhà quản lý, mọi người có thể áp dụng vài cách sau để phát triển performance của người khác
- Chú trọng vào việc đưa effort based feedback
- Cùng phân tích “lỗi” trong hành vi + nỗ lực dẫn đến kết quả để phát triển performance tốt hơn
- Luôn tìm hiểu cả người thành công lẫn người thất bại để hiểu lý do tại sao dẫn đến thành công hay thất bại của một task cụ thể.
- Chuyển đổi stress tiêu cực sang tích cực bằng cách chấp nhận sự thực, tìm điểm yếu của mình, tại sao yếu, tại sao thất bại để tìm ra “điểm sáng"