Sự khác nhau giữa 100% với 99% là bao nhiêu?
Câu này mình gần đây hay hỏi các bạn nhân viên, đa phần mọi người đều trả lời là 1%. Câu trả lời này đúng về mặt toán học, nhưng sai nếu nhìn từ góc độ người đi làm hoặc đang kinh doanh, đứng nhìn từ góc độ quản trị. Câu trả lời đúng là: 100%.
Sự khác nhau giữa 100% và 99% là 100%. TẠI SAO?
Trước mình đọc cuốn Liftoff: Elon Musk and the Desperate Early Days That Launched SpaceX - Cuốn Sách kể về câu chuyện làm thế nào một công ty tư nhân như SpaceX (founded in 2002) được thành lập chưa đầy 20 năm có thể vượt NASA (founded in 1958), được thành lập 65 năm và được rót vốn bởi chính phủ Mỹ. Trong sách kể về rất nhiều câu chuyện hay về Elon Musk và SpaceX, nhưng có câu chuyện mình đặc biệt nhớ. Đó là, để tên lửa Falcon 1 được phóng thành công + an toàn, đội ngũ SpaceX phải đảm bảo mọi thứ hoàn hảo, không được phép sai sót, dù chỉ một con ốc. Chỉ một chi tiết nhỏ “quên” không được lắp đặt, toàn bộ tên lửa Falcon 1 có thể nổ tung, gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại.
100% là KẾT QUẢ, chỉ rõ sự khác biệt giữa công việc được hoàn thành 100% và 99%.
Nếu nhìn vào công việc công ty mình làm thời gian rồi thì minh thấy các bạn đang làm với tâm lý, đến giờ làm đi về HOẶC vài người cũng cố gắng, chăm chỉ ở lại làm muộn, NHƯNG không ai đặt tâm thế “Công việc này phải làm đạt chất lượng 100% hay thậm chí hơn 100%”. Rồi từ đó đặt câu hỏi HOW, WHY, WHAT…
Rồi thực tế khi làm việc nhóm, các bạn nể nang, ỷ lại vào người khác, hay không nghĩ việc của người khác đang làm, mình không đóng góp trách nhiệm trong đó, nên mọi người đang làm với chất lượng chỉ 70% hay thậm chí 50% giới hạn của bản thân. VD: Bốn người làm 50%, teamwork lại thành (50%^4). Kết quả đó về mặt toán học hay về mặt chất lượng công việc có thể coi là RÁC. Teamwork đúng theo mình là phải teamwork like a sport team. Đã ra sân thì phải chiến đấu hết mình. Cái đó là winning mentality cần phải có khi đi làm. Đây là hành vi thứ 3 mình đang áp dụng triệt để ở công ty.
Mình thấy may mắn khi các bạn trong công ty mình nhận ra điều này sớm. Ví dụ nhỏ này mình không nghĩ nó chỉ xảy ra ở công ty mình, mà còn xảy ra ở nhiều tổ chức khác từ leadership team cho đến các bạn nhân viên ở dưới. Founders làm việc còn không all-out thì đòi hỏi gì các bạn nhân viên all-out
Tại sao Quy tắc 1% tiến bộ mỗi ngày (Continuous Improvement) hay Trân quý sự tiến bộ (Value progress) đang được hiểu sai?
Lý thuyết 1% tiến bộ mỗi ngày nói rằng, chỉ cần 1% tiến bộ mỗi ngày thì sau 365 ngày sẽ đạt kết quả là 37.8x. Rồi các nguồn tài liệu về lãnh đạo theo Emotional Intelligent chỉ ra rằng Leader nên “value progress” với nhân viên.
Cá nhân mình nghĩ, “Continuous Improvement & Value Progress are bullsh*t If People Are NOT All-Out!”. Hai quy tắc này không chỉ ra rằng, nếu bạn không all-out mỗi ngày, thì đừng hy vọng sẽ có “multiple” hay được “rewarded”. Điều này đặc biệt đúng khi làm teamwork. Nếu trong teamwork, ngay cả khi kết quả không đạt như ý, cả team vẫn chấp nhận cho qua khi đạt 99%. Rồi 99% đó sụp đổ như trường hợp Falcon 1 thiếu 1 đinh ốc thì việc “cho qua” đó không nên được reward. So sánh với những công ty đang rất thành công, mỗi người trong công ty họ đều làm 100% hay thậm chí >100%. Khi teamwork với nhau thì multiple của >100% mới tạo ra thứ gọi là exponential growth.
Hay ví dụ khác là hôm nay, một người làm chỉ 50% giới hạn bản thân thì 365 ngày sau không bao giờ làm đến 100% nó chỉ là (0+1%)^365 cho cả 365 ngày. Kết quả cuối cùng vẫn chỉ là số 0.
Vậy các bạn đang đi làm hay các sếp đọc được bài này thì nên để tâm thế là đã làm thì đừng có làm DỞ ÔNG DỞ THẰNG. Làm hết và vượt khả năng của mình. Cứ làm việc All-Out và biến việc All-Out thành thói quen hàng ngày. Again, teamwork like a sport team with winning mentality là exponential thinking của mình và là hành vi công ty mình đang hướng tới.