Hướng dẫn thiết lập mục tiêu dựa trên Khoa học não bộ (Phần 1)
Đây là một trong những tập podcast mình thấy hay nhất của Andrew Huberman về tính ứng dụng trong việc thiết lập mục tiêu, dựa trên cơ sở khoa học não bộ. Do các ứng dụng dài quá nên chắc mình chia làm 2 phần cho dễ tiêu hóa. Riêng podcast này mình phải nghe 2 lần rồi.
Trong podcast, Andrew giải thích chi tiết tại sao 14 toolkits này hữu dụng:
1. Tool 1 - Xác định giá trị cốt lõi: Hiểu đơn giản là Suy ngẫm về những gì thực sự quan trọng với bạn trong cuộc sống. Điều gì khiến bạn quan tâm sâu sắc? Điều gì quan trọng nhất? Hãy đặt mục tiêu phù hợp với những giá trị cốt lõi của bạn. Mình thấy phần này giống First Principle thinking mindset của mình
2. Tool 2 - Brainstorm càng nhiều càng tốt các mục tiêu, đủ các lĩnh vực - career, finance, education, health, personal development, etc
3. Tool 3 - Sử dụng động từ hành động (action verb), đo lường được và cụ thể. Tool này mình thấy hay nhất nè. Mỗi khi đặt mục tiêu, thay vì sử dụng các dạng từ như noun hay non-action verb, hay đặt mục tiêu cụ thể bằng hành động, đo lường được. VD: Dành 90ph từ 6h-7h30 sáng tập gym (vai/chân/ngực…) tại CitiGym Q. Bình Thạnh. Việc đặt goal như. VD đặt mục tiêu không hiệu quả như “Tôi muốn trở thành tỷ phú”, “Tôi muốn có 6 múi”.
4. Tool 4 - Myth về sử dụng Post-It Note để viết goal. Quan niệm về việc viết mục tiêu trên bảng, sticky note, tường để remind bản thân là cách ứng dụng sai vì não bộ có thói quen lười nhác. Việc viết mục tiêu ra và “để mặc” mục tiêu đó trên tường làm não bộ trở nên quen những mục tiêu đó và quên đi. Cách làm đúng là viết mục tiêu ra hàng ngày. Việc lặp đi lặp lại việc thiết lập mục tiêu sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ và để ý đến việc hoàn thành mục tiêu.
5. Tool 5 - Accountability Myth, “Don’t Tell the World” Rule. Mọi người cứ nghĩ rằng việc công bố mục tiêu của mình publicly với mọi người xung quanh thì khả năng hoàn thành mục tiêu cao hơn. Tuy nhiên, thống kê chỉ ra ngược lại. Bạn chỉ nên share với những người thực sự thân quen. Cốt lõi để hoàn thành tốt mục tiêu là việc lặp đi lặp lại hàng ngày mentally và physically bằng việc viết xuống mục tiêu và đưa ra những hành động cụ thể hướng đến việc hoàn thành mục tiêu.
6. Tool 6 - Measurable Goal; Quarterly Cycle. Thiết lập mục tiêu theo chu kỳ 12 tuần. Với mỗi chu kỳ 12 tuần, thiết lập mục tiêu bằng hành động cụ thể có cam kết, dành ra bao nhiêu thời gian mỗi tuần, mỗi ngày mình cam kết để thực hiện mục tiêu đặt ra.
7. Tool 7 - Quantifiable Goals. Nghĩa là khi đặt mục tiêu cần phải lựa các chỉ số có thể đo lường được cụ thể (Mình vẫn hay gọi ở công ty là output metrics). Nếu mục tiêu lớn quá thì cần được chia nhỏ ra. Nếu mục tiêu khó đo lường thì có thể chuyển đổi thành những mục tiêu đo lường được (input metrics). Ví dụ: Mục tiêu master writing skill > Mục tiêu này rất khó đo lường đúng ko? Theo Andrew, mình có thể biến mục tiêu này thành input metrics bằng cách “Dành 60ph mỗi ngày trong 30 ngày tập viết về chủ đề marketing?”
Nhiều tools quá, ko buồn viết nữa